Phanh xe đạp hay còn gọi là thắng xe đạp là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên xe đạp, có vai trò quyết định đến an toàn của người lái. Bảo dưỡng phanh không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ mà còn đảm bảo hiệu suất phanh tối ưu, giúp người lái xe luôn tự tin khi tham gia giao thông. Vì vậy việc bảo dưỡng phanh xe đạp là việc vô cùng quan trọng mà mỗi người đam mê xe đạp đều phải biết. Hôm nay, cùng HỌC VIỆN XE ĐẠP đi tìm hiểu nhé!
Mục lục bài viết
1. Các loại phanh xe đạp phổ biến
Hiện nay phanh xe đạp được thiết kế 2 loại phổ biến phanh đĩa và phanh cơ tuy công dụng đều giống nhau đều giúp giảm tốc độ khi di chuyển những về cơ chế hoạt động cũng như chi tiết cấu tạo có sự khác biệt
1.1. Phanh cơ
- Hoạt động dựa trên cơ chế của sự ma sát tác dụng lên vành bánh xe khi quay làm giảm tốc độ của bánh xe làm xe đi chậm lại.
- Má phanh làm từ vật liệu như da, cao su nước trai và được chụp bằng miếng kim loại hoặc hợp kim chấm nghĩ ưu điểm của chúng nó thể thấy nó có cấu tạo vàng nhạt đơn giản vì thế sẽ dễ dàng cho chúng ta bảo trì
1.2. Phanh đĩa
- Cấu tạo từ những điện thép kim loại hoặc hợp kim cao cấp 2 router được gắn vào trung tâm bánh xe và có thể xoay với bánh xe cố định trên trục các phanh đều được gắn vào khuôn hoặc đĩa cùng với tấm lát ép các trục quay để phanh khi các biến đèn kế và mô tô bánh xe và do đó xe đạp được làm chậm lại vì động năng chuyển động được hiển thành nhiệt năng.
- Ưu điểm của phanh đĩa là có khả năng đi trên đường núi được gập ghềnh hoặc đi trên những tảng đá ổ gà mà không sợ hỏng vành.
1.3. Phanh dầu
Phanh dầu trên xe đạp là một hệ thống phanh dầu thủy lực để truyền lực phanh từ bộ điều khiển tới đĩa phanh. Ưu điểm của phanh dầu so với phanh cơ là lực phanh ổn định và hiệu quả hơn, đặc biệt ở tốc độ cao. Tuy nhiên, hệ thống này đòi hỏi bảo dưỡng chuyên nghiệp định kỳ để đảm bảo an toàn.
2. Nguyên nhân và dấu hiệu cần bảo dưỡng phanh xe đạp
2.1. Nguyên nhân
Phanh xe đạp thường xuyên bị mòn, xuống cấp do nhiều nguyên nhân:
- Sử dụng thường xuyên trong thời tiết khắc nghiệt (mưa, nắng, nhiệt độ thay đổi).
- Má phanh mòn do ma sát liên tục.
- Dầu phanh oxy hóa, kém chất lượng.
- Các bộ phận phanh bị ăn mòn, rỉ sét.
- Bùn đất và rác bị dính nhiều và gây nên tình trạng bị kẹt trong phanh
=>> Xem thêm: 5 Nguyên Nhân Dẫn Đến Tình Trạng Phanh Xe Đạp Không Ăn Bạn Đã Biết?
2.2. Dấu hiệu của việc cần bảo dưỡng phanh xe đạp
- Trong quá trình sử dụng chiếc xe đạp của chúng ta đôi lúc sẽ phát ra những âm thanh khó chịu đây là âm thanh xuất phát từ phanh xe cũng là lúc bạn nên cần phải kiểm tra và sửa chữa nó.
- Nguyên nhân khiến phanh xe đạp phát ra tiếng kêu có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phanh xe đạp trong quá trình sử dụng bị trơn thường thì khoảng 80-90% phanh kêu không phải do mòn hay bị cong mà do phần đầu bị lệch làm cho má phanh đỗ thắng bị chạm vào đĩa phanh đây là trường hợp dễ thấy ở phanh đĩa nhất
- Má phanh còn bị trai cũng là trường hợp phổ biến khiến phanh phát ra tiếng kêu do sử dụng lâu ngày ngoài ra có thể do má phanh hay đĩa phanh dính dầu làm cho ma sát bị giảm khi bóp phanh dẫn tới lực phanh không đều.
- Tất cả những nguyên nhân này đều là những lý do phổ biến và thường thấy dễ nhất lên chúng ta nên tìm những giải pháp phù hợp để cải thiện tình trạng này
Khi thấy những dấu hiệu này, bạn có thể mang ngay đến các cơ sở bảo dưỡng xe đạp uy tín, chất lượng hoặc hãy tự trau dồi cho mình những kiến thức bảo dưỡng sửa chữa xe đạp cơ bản. Hãy đến với Học Viện Xe Đạp – Xe Đạp 88, nơi bạn có thể mang lại cho mình những kiến thức chuyên sâu, hiệu quả và áp dụng rất nhiều trong thực tế!
3. Cách bảo dưỡng phanh xe đạp
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả phanh, bạn cần thực hiện các bước bảo dưỡng sau:
3.1. Kiểm tra độ mòn và thay thế má phanh
Thường xuyên kiểm tra độ mòn của má phanh, khi chúng mòn quá mức (dưới 2mm) thì cần thay thế ngay lập tức. Sử dụng má phanh chất lượng, phù hợp với loại phanh của xe.
- Bạn hãy nhìn trực tiếp vào má phanh và quan sát độ dày còn lại.
- Má phanh thường có một vạch chỉ báo độ dày tối thiểu. Nếu má phanh đã mòn nhỏ hơn vạch này, cần thay má mới.
3.2. Vệ sinh và bôi trơn các bộ phận phanh
Dùng khăn lau sạch và dung dịch vệ sinh chuyên dụng để lau các bộ phận kẹp phanh, càng phanh, cáp phanh… Sau đó, bạn tra một lượng dầu mỡ nhỏ lên để chúng hoạt động mượt mà.
- Dùng khăn sạch và dung dịch vệ sinh chuyên dụng để lau sạch bụi bẩn trên các bộ phận má phanh, đĩa phanh, caliper.
- Chú ý không nên để dung dịch vệ sinh tiếp xúc với các bộ phận cao su như ống dầu và phớt.
- Sau khi vệ sinh xong bạn cần lau khô các bộ phận bằng khăn sạch.
3.3. Điều chỉnh độ căng cáp phanh
Kiểm tra và điều chỉnh độ căng của dây cáp phanh để phanh có thể hoạt động hiệu quả. Nếu cáp quá lỏng, phanh sẽ kém hiệu quả. Nếu chặt, phanh xe sẽ bị ép liên tục.
- Kéo cần phanh và quan sát xem má phanh có tiếp xúc đều với đĩa phanh không.
- Nếu má phanh tiếp xúc không đều hay khoảng cách giữa má phanh và đĩa phanh quá lớn, cáp phanh cần điều chỉnh.
Nới lỏng hoặc siết chặt cáp phanh:
- Đầu tiên, hãy nới lỏng khóa cáp phanh để có thể điều chỉnh độ căng.
- Kéo phanh và quan sát động tác của má phanh.
- Nếu má phanh chưa tiếp xúc đều, hãy siết chặt cáp phanh bằng cách vặn ốc điều chỉnh trên caliper hoặc đầu cáp.
- Nếu má phanh tiếp xúc quá gần với đĩa phanh, hãy nới lỏng phanh ra.
=>> Xem thêm: Các Sai Lầm Thường Thấy Khi Sử Dụng Hệ Thống Phanh Đĩa Xe Đạp
3.4. Kiểm tra và điều chỉnh phanh
Sau khi bảo dưỡng phanh xe đạp, bạn hãy kiểm tra lại lực phanh để điều chỉnh cho phù hợp. Phanh xe đạp phải hoạt động mượt mà để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Việc bảo dưỡng phanh xe đạp thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và đảm bảo an toàn cho người lái trên mọi cung đường. Hãy thực hiện đúng các bước bảo dưỡng phanh xe đạp để luôn an tâm và tự tin khi tham gia giao thông!
=>> Xem thêm: Cách Chỉnh Phanh Xe Đạp Đơn Giản Và Hiệu Quả
Nói tóm lại, bảo dưỡng phanh xe đạp là một trong những việc mà một người đam mê xe nên biết vì nó ảnh hưởng đến sự an toàn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách bảo dưỡng phanh xe đạp. Hãy thường xuyên bảo dưỡng định kỳ chiếc “xế yêu” để đảm bảo an toàn trên mọi hành trình đạp xe của bạn.
HỌC VIỆN XE ĐẠP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU KỸ THUẬT VIÊN NGÀNH XE ĐẠP VÀ CÁC SẢN PHẨM CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Thương hiệu Học Viện Xe Đạp thuộc công ty Cổ Phần Quốc Tế Vinh Hưng Phát – đơn vị tiên phong trong ngành kinh doanh xe đạp thể thao tại Việt Nam.
– Có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực phân phối, sửa chữa và bảo dưỡng xe đạp thể thao
– Đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao với trên 5 năm kinh nghiệm
– Trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, giáo trình đào tạo bài bản
– Hệ thống Marketing đa nền tảng hỗ trợ Học Viên xây dựng thương hiệu cá nhân
HỌC VIỆN XE ĐẠP – ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU, ĐAM MÊ VÔ TẬN
– Đường dây nóng: 0936.307.317 / Zalo: 0964.005.166
– Facebook: https://www.facebook.com/xedap88.vn
– Youtube: https://www.youtube.com/@XEDAP88
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@hocvienxedap
Bài viết liên quan
Đào Tạo Nghề Sửa Chữa Bảo Dưỡng Xe Đạp Ở Hà Nội
Xe đạp là phương tiện di chuyển thân thiện với môi trường, ngày càng được ...
Th7
Dịch Vụ Sửa Chữa Xe Đạp Uy Tín Hàng Đầu Tại Học Viện Xe Đạp
Bạn đang sở hữu một chiếc xe đạp đầy phong cách và cá tính, nhưng ...
Th7
Khi Nào Lốp Xe Bị Mòn? Dấu Hiệu Nhận Biết Lốp Xe Đạp Của Bạn Bị Mòn
Lốp xe đạp là một bộ phận quan trọng đảm bảo an toàn và hiệu ...
Th7
Hướng Dẫn Bảo Dưỡng Giảm Xóc Xe Đạp Hiệu Quả và Đơn Giản
Giảm xóc xe đạp là một trong những bộ phận quan trọng giúp tăng cường ...
Th7
Hướng Dẫn 5 Bước Thay Trục Giữa Xe Đạp Tại Nhà
Trục giữa, hay còn gọi là trục cốt, là phần kết nối bàn đạp với ...
Th7
Moay Ơ Xe Đạp Và 5 Lưu Ý Sử Dụng Moay Ơ Xe Đạp
Moay ơ xe đạp, hay còn gọi là hub, là một bộ phận quan trọng ...
Th7